Các sự kiện thiên văn thú vị cuối tháng 4

Ngay sau trận mưa sao băng Thiên Cầm vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/4, người yêu thiên văn lại có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng diễn ra vào tối 27/4 (rằm tháng 3 âm lịch).

Mưa sao băng Thiên Cầm (Lyrids) diễn ra từ 16-25/4 hàng năm, đạt cực đại vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/4 với tuần suất khoảng 20 vệt sao băng một giờ. Tuy là trận mưa sao băng trung bình nhưng Lyrids hứa hẹn nhiều dải băng sáng đẹp trên bầu trời.

Mưa sao băng Thiên Cầm được tạo ra bởi những hạt bụi do sao chổi C/1861 G1 Thatcher. Thời gian quan sát lý tưởng nhất là sau 12 giờ đêm. Người yêu thiên văn có thể hướng về phía chòm sao Thiên Cầm hoặc bất cứ nơi nào trên bầu trời. Lưu ý chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí, theo dõi thông tin thời tiết nếu có ý định quan sát.

Mưa sao băng Thiên Cầm có thể xuất hiện với nhiều dải băng sáng rõ.

Những bộ lạc thổ dân Châu Mỹ thời xưa gọi pha trăng tròn này là Trăng Hồng bởi sự xuất hiện của loại rêu hồng, hay còn gọi là giáp trúc đào đất dại, là một trong những loài hoa nở đầu tiên vào mùa xuân. Pha trăng này cũng được biết tới với cái tên Trăng Cỏ Mọc, Trăng Phát Triển, và Trăng Trứng.

Ngay sau mưa sao băng Thiên Cầm, vào tối 27/4, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng đầu tiên của năm 2021. Siêu trăng xảy ra khi Mặt Trăng xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời so với Trái Đất khiến bề mặt của nó được chiếu sáng toàn bộ. Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ lớn hơn và sáng hơn so với trăng tròn bình thường.

Nhiều bộ lạc ven biển gọi nó là Trăng Cá vì đây là khoảng thời gian cá trích dày mình lội ngược dòng để đẻ trứng. Đây cũng là siêu trăng đầu tiên trong ba siêu trăng của năm 2021.

Lần siêu trăng thứ hai sẽ xảy ra ngày 26/5, trùng với thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần. Vì vậy đây sẽ là sự kiện thiên văn rất thú vị của năm. Lần siêu trăng thứ ba xảy ra vào 25/6, tức ngày rằm tháng 5 âm lịch.

TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM