Làm việc quá sức ngày nắng và tắm muộn có nguy cơ đột quỵ

289
Trong những ngày hè nóng nực, công việc bận rộn, nhiều người thường có thói quen tắm khuya. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Tắm đêm với nguy cơ đột qụy

Mới đây Khoa Cấp cứu – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận bệnh nhân C.T.M, 43 tuổi chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Nguyên Bình trong tình trạng bất tỉnh, da tím tái, mạch yếu.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân không có bệnh tật, tiền sử khoẻ mạnh, khoảng 4 ngày nay do công việc bận rộn, thường xuyên thức khuya. Khoảng 0 giờ ngày 27/5 bệnh nhân có đi tắm, trong lúc đang tắm xuất hiện đau đầu, liệt 1/2 người phải và bất tỉnh. Sau đó được người nhà đưa đi cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện và được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện tỉnh.

Sau khi thăm khám, làm các kỹ thuật cấp cứu, các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn/bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ngay lập tức được các y bác sĩ khẩn trương hồi sức cấp cứu tích cực, sau 20 phút bệnh nhân có tim đập rời rạc, tình trạng nặng nề, tiên lượng rất xấu,gia đình xin đưa bệnh nhân về.

Theo các  bác sĩ cho biết, tắm khuya làm tăng nguy cơ đột qụy cùng những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác, tắm đêm vì bất kỳ lý do gì vẫn tiềm ẩn nguy hiểm với nguy cơ đột qụy, việc tắm đêm dễ dẫn đến tai biến mạch máu não, bị nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực.
Trong những ngày hè nóng nực, công việc bận rộn, nhiều người thường có thói quen tắm khuya. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya, kể cả khi tắm bằng nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy có cho sức khỏe, nhất là ở những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến bất tỉnh hôn mê khả năng tử vong cao.

Nhiệt độ ban đêm thường hạ thấp cùng với nhiệt độ nước tắm không phù hợp cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não hoặc mạch vành co thắt đột ngột có thể gây ra nhồi máu cơ tim cấp dẫn tới đột qụy.

Tắm khuya làm tăng nguy cơ đột qụy cùng những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác

Tuyệt đối không tắm sau 23 giờ

Các bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh những rủi ro nêu trên hiệu quả nên tạo thói quen tắm sớm nhất là trong những ngày nắng nóng cơ thể dễ mệt mỏi, giảm sức chống chịu. Thời điểm tốt nhất để tắm nên vào buổi sáng hoặc buổi tối trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 23 giờ, từ 19 giờ tối trở đi nếu có gội đầu nên gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ, tránh dội nước lên người hoặc trên đầu xuống một cách đột ngột vì sẽ khiến cơ thể bị hạ nhiệt đột ngột dễ gây nguy cơ đột qụy.

Với những người có bệnh lý đau thắt ngực do co thắt mạch vành, khi tắm đêm dễ xảy ra cơn đau thắt ngực do mạch vành co thắt quá mức, ngoài ra tắm đêm còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng phổi, nhiễm virút, cảm cúm…đặc biệt ở những người đang trong thời kỳ dưỡng bệnh, suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai…
Ngoài ra, nên dành thời gian để chơi thể thao hay những hoạt động thể chất. Tập luyện thể thao giúp chúng ta có sức đề kháng cao và chống chọi được nhiều bệnh tật hơn. Ngay sau khi tập, cơ sẽ thể nóng lên và khiến bạn muốn vào phòng tắm ngay. Nghỉ ngơi 15 phút sau khi tập thể thao để hạ nhiệt và tắm bằng nước ấm là cách thích hợp để bảo vệ sức khỏe, hạn chế được thói quen tắm muộn nếu chăm chỉ rèn luyện.

Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai, đột quỵ ở người trẻ dưới 44 tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng.  Nhiều người có tâm lý chủ quan, trẻ không mắc đột quỵ. Chính vì vậy các triệu chứng về đột quỵ thường hay bị bỏ qua và chỉ đến khi có triệu chứng nặng rồi mới đưa đến viện thì đáng tiếc đã qua giờ vàng, mất đi cơ hội điều trị tích cực để phục hồi tốt cho người bệnh về sau. 

Theo điều tra của Hội tim mạch Việt Nam hiện nay, những người trong độ tuổi từ 25-49, cứ 4 người thì có 1 người tăng huyết áp. Bệnh tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ.

Không chỉ chảy máu não mà còn đột quỵ thiếu máu não. Thêm nữa, cuộc sống hiện đại, người trẻ có xu hướng mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa,  rồi uống rượu nhiều, nghiện thuốc lá, ít vận động, béo phì nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.

Đăng Anh/TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM