Những điều cần biết về bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình thường tái phát gây ảnh hưởng đến công việc, giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình thường gặp ở mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
– Áp lực công việc kéo dài, căng thẳng, ngồi trước máy tính quá lâu là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh rối loạn tiền đình ở những người làm việc trí thức.
– Huyết áp thấp làm cho lượng máu lên não không đủ.
– Uống nhiều rượu bia và các chất kích thích.
– Cơ thể bị nhiễm độc do sử dụng thuốc hoặc hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
– Mất máu sau sinh cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt kèm theo hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình còn có biểu hiện nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao (nếu nguyên nhân gây bệnh do tăng huyết áp) hoặc huyết áp thấp (trong trường hợp bệnh hình thành do huyết áp thấp),… Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
roi loan tien dinh 3
Ảnh minh họa
Khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đi khám rối loạn tiền đình tại bệnh viện và phòng khám để gặp bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:
– Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý
– Giảm căng thẳng lo lắng
– Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
– không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
– Đối với những người bị đau tiền đình, cần thận trọng khi hoạt động vùng đầu cổ.
– Không nên quay cổ đột ngột hoặc thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh
– Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hà Phương/TH
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM