Cha mẹ nên cùng con vào bếp, nhất là với trẻ kén ăn

Trẻ cần có những trải nghiệm vui vẻ với thực phẩm để vượt qua nỗi sợ khi thử những món ăn mới và ăn uống lành mạnh hơn. Vào bếp cùng cha mẹ có thể là một cách hữu ích giúp trẻ xây dựng sự tự tin này.
Dưới đây là 5 lợi ích khi cha mẹ vào bếp cùng con cái.  
1. Trẻ được cảm nhận món ăn bằng các giác quan khác  

Đối với trẻ kén ăn, việc nếm thử món mới mà trẻ không quen có thể khiến trẻ sợ hãi.  
Khi cùng nhau vào bếp, bạn có thể giúp con khám phá thực phẩm bằng các giác quan khác ngoài vị giác.  
Điều này giúp trẻ xây dựng mối liên hệ tích cực với thực phẩm.  
Nhào bột, rửa rau, nhặt rau xà lách cho phép trẻ chạmvà cảm nhận kết cấu thực phẩm.  
Những hương vị phức tạp mà chúng ta trải nghiệm khi ăn uống đến từ cả vị giác và khướu giác.  
Khi trẻ không muốn nếm thử một món mới, bạn có thể gợi ý trẻ ngửi thử trước, sau này trẻ có thể sẽ sẵn sàng ăn thử món đó.  
2. Dùng việc nấu nướng để truyền đạt kiến thức  
Có rất nhiều bài học bạn có thể dạy con khi nấu ăn. Các khái niệm toán học như đong đếm, đo lường, phân số được thể hiện một cách tự nhiên khi tìm hiểu các công thức nấu ăn.  
Bạn có thể dạy khoa học cho con bằng cách giải thích cách thực phẩm thay đổi theo nhiệt độ hay lợi ích của một số loại thực phẩm với sức khỏe.  
Khi nấu ăn cùng con, bạn có thể giúp con luyện tập từ vựng để mô tả hình thức, cảm giác, mùi vị của món ăn.  
Nấu nướng theo một công thức từ đầu đến cuối cũng giúp xây dựng kỹ năng lập kế hoạch và hoàn thành dự án.  
3. Biến nấu ăn thành một phần văn hóa gia đình  
Bữa ăn gia đình có thể bắt đầu từ trong bếp khi cha mẹ và con cái cùng nhau nấu nướng.  
Chuẩn bị bữa ăn gia đình là cơ hội để tôn vinh di sản văn hóa bằng cách truyền lại cho con các công thức nấu ăn bí truyền của bạn. 
Hãy giúp con tìm các công thức nấu ăn mới thêm vào bí kíp nấu ăn gia đình của bạn.  
Cùng nhau nấu ăn và ưu tiên sức khỏe trên sự tiện lợi khi ăn thực phẩm chế biến sẵn cũng là cách tuyệt vời để làm gương cho con trong việc chăm sóc sức khỏe.  
Xây dựng truyền thống nấu ăn cùng gia đình hàng ngày cũng giúp gia đình bạn gắn bó với lối sống lành mạnh.  
Khi cùng con vào bếp, bạn có cơ hội dạy con tầm quan trọng của việc giữ an toàn khi nấu ăn bằng cách chỉ cho con cách cầm dụng cụ nhà bếp an toàn, cách sử dụng găng tay tránh bị bỏng khi dùng lò nướng, hay cách bật và tắt thiết bị an toàn.  
Hãy giám sát trẻ khi nấu ăn để đảm bảo trẻ thực hiện các công việc an toàn và phù hợp với lứa tuổi.  
Cách tốt nhất để giữ an toàn cho con khi nấu nướng là biết khả năng và giai đoạn phát triển của trẻ.  
Ví dụ trẻ 4 tuổi có thể chưa sẵn sàng để xào rau trên chảo nóng, nhưng đã có kỹ năng vận động để nhặt rau, rửa trái cây.  
Chỉ cần bạn đảm bảo an toàn thì trẻ mới biết đi cũng có thể tham gia vào bếp.  
5. Trẻ được tham gia vào bữa ăn nhiều hơn  
Trẻ sẽ cảm thấy được tham gia nhiều hơn vào bữa ăn khi được cùng chuẩn bị cho bữa ăn.  
Hãy cùng trẻ lựa chọn nguyên liệu cho các món chính hoặc món phụ. Để trẻ giúp bạn lập danh sách đi chợ, tìm nguyên liệu ở cửa hàng hay siêu thị.  
Khi cùng nhau nấu ăn, hãy để trẻ nhận xét về món ăn bạn đang làm.  
Bạn và con có thể cùng quyết định nên thêm nguyên liệu nào để tăng hương vị cho món ăn.  
Hãy nói về khẩu vị khác biệt của từng người và chia sẻ sở thích của mỗi người với nhau.  
Để con bạn phụ trách các công việc như sắp xếp bàn ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy được tham gia vào bữa ăn nhiều hơn.  
Sưu tầm
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM