Những dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề cần đi khám ngay

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề, cần đi khám ngay.

GS.TS Nguyễn Văn Mùi – Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân y 103, chủ tịch Hội đồng Viết phác đồ điều trị viêm gan B cho biết, gan là một trong những bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể. Gan không những hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, dự trữ năng lượng mà còn thực hiện chức năng lọc chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu gan hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ cơ thể.

Dấu hiệu cảnh báo gan có vấn đề, đi khám ngay kẻo muộn - 1

Một người có thể nhận biết bệnh gan qua các dấu hiệu vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng. (Ảnh minh họa)

Có nhiều bệnh gan như viêm gan virus, viêm gan, gan nhiễm mỡ… Đặc điểm chung của các bệnh này là diễn biến âm thầm, nguy hiểm nhưng triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt, dễ bị bỏ qua. Nếu không điều trị kịp thời, lâu dần, các bệnh gan này sẽ tiến triển thành xơ gan và ung thư gan, cuối cùng là tử vong trong thời gian rất ngắn.

Một người có thể nhận biết bệnh gan qua các dấu hiệu sau:

–  Vàng da, vàng mắt

–  Mệt mỏi

– Chán ăn, đầy hơi, chướng bụng

– Rối loạn tiêu hóa, nước tiểu đậm,

– Đau tức hạ sườn phải

– Xuất hiện các vết bầm tím hoặc nốt sao trên da…

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Ở bệnh nhân viêm gan do nhiễm siêu vi B, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh từ viêm gan mạn sang xơ gan.

Theo đó, người bệnh cần cân đối giữa các loại thực phẩm và các thành phần như chất đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất,…

Người bệnh cần ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan. Ngoài ra, cần tránh rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm; không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.

Bên cạnh đó, cần thận trọng khi sử dụng các loại hóa dược. Tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh không lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức; tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần; tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, thái cực quyền, bơi lội… 

Hà Thanh/TH

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM