‘Vũ điệu ánh sáng’ – cực quang rực sáng trên bầu trời Minnesota

Cảnh tượng cực quang thắp sáng cánh rừng lá kim ở khu vực Arrowhead, bang Minnesota, Mỹ. Ánh sáng từ bầu trời đã làm mê hoặc và quyến rũ rất nhiều cư dân trên khắp thế giới qua nhiều thời đại.
'Vũ điệu ánh sáng' - cực quang rực sáng trên bầu trời Minnesota

Cực quang rực sáng trên bầu trời Minnesota

Hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp được đề cập trong các văn bản do nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại Aristotle viết. Các văn bản Trung Quốc từ năm 2000 trước Công nguyên cũng mô tả ánh sáng như những ngọn đèn phía bắc.

Phải đến thế kỷ 17 hiện tượng cực quang mới được nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học hơn.

Mới đây hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời ở Mỹ. Đoạn phim lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh tượng cực quang di chuyển trên bầu trời ở phía bắc Minnesota.

'Vũ điệu ánh sáng' - cực quang rực sáng trên bầu trời Minnesota

Nhiếp ảnh gia Paul Brooks ghi lại khoảnh khắc hiếm có cho thấy màn trình diễn ánh sáng lấp lánh trong bóng tối của bầu trời buổi sáng sớm.

Nhiếp ảnh gia Paul Brooks chia sẻ: “Tôi đã đi 10 giờ về phía bắc để chụp màn hình cực quang tuyệt đẹp này. Mặc dù tôi có đôi lần nhìn thấy gần nhà tôi ở Iowa, nhưng chúng sáng hơn, rõ nét hơn và có thể lên cao hơn nhiều trên bầu trời tại địa điểm tôi chọn để chụp ở Arrowhead, Minnesota”.

Cực quang là hiện tượng quang học đặc trưng bởi sự thể hiện loạt ánh sáng đầy màu sắc trên bầu trời đêm. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Khi xảy ra cực quang, bầu trời xuất hiện các dải sáng liên tục chuyển động và thay đổi, trông giống như những dải lụa màu trên cao.

Màu sắc của cực quang đa dạng, đôi khi là dải màu xanh sáng bừng bao trùm cả bầu trời đêm tối, đôi khi là ánh sáng cam và đỏ ở đường chân trời, đôi lúc là màu tím. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.

Các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với khí trong bầu khí quyển, vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái đất được gọi là Bắc cực quang, ở Nam bán cầu gọi là Nam cực quang. Quầng ánh sáng màu xanh pha tím lung linh trên bầu trời luôn cuốn hút du khách thích phưu lưu khám phá.

Để có thể quan sát cực quang thì cần có các điều kiện như trời quang mây và ít ánh sáng không tự nhiên.

Hàng năm, du khách ở khắp nơi trên thế giới đổ về đây để có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú. Bắc cực quang có thể được nhìn thấy từ tháng 9 đến tháng 4 ở Bắc bán cầu và từ tháng 3 đến tháng 9 ở Nam bán cầu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM