BIẾN VỎ SẦU RIÊNG THÀNH VẬT LIỆU KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRÀN DẦU

Nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo vật liệu aerogel từ cellulose của vỏ quả sầu riêng dùng để tách và thu hồi dầu tràn. Vật liệu này có gì đặc biệt? Quý vị sẽ được biết ngay sau đây.
Mỗi ngày, chị An thường bỏ đi rất nhiều vỏ sầu riêng. Nhưng 2 tháng nay, chị giữ lại để dành cho các sinh viên này. Trang Nhung, Ngô Nhung và Vũ Thị Xuân là 3 sinh viên năm thứ tư, đang nghiên cứu cách có thể hút dầu tràn từ chính vỏ quả sầu riêng.
Vỏ sầu riêng chứa tới 60% thành phần là xen-lu-lô-zơ là một loại polime thiên nhiên có nhiều ứng dụng thực tế. Vỏ sầu riêng sau khi được sấy khô, xay nhỏ, qua nhiều thử nghiệm có thể tạo ra một loại vật liệu mới có tên aerogel, siêu nhẹ, không thấm nước có khả năng hút dầu. 1 gram vật liệu có khả năng hấp phụ tới 42 gram dầu thải hay 34 gram dầu diesel. Do vậy có khả năng ứng phó trong khắc phục các sự cố tràn dầu.
Em Đinh Hoàng Trang Nhung – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
“Dầu sẽ được tách ra khỏi mặt nước và thu hồi lại bằng vật liệu hấp phụ aerogel”
Aerogel là vật liệu có tỷ trọng thấp, độ xốp cao, có thể hút dầu dễ dàng. Vật liệu mới có giá rẻ, tận dụng nguyên liệu sau thu hoạch và những ưu điểm khác.
PGS, TS Đoàn Thị Thái Yên – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
“Đây là chất liệu được phủ lớp lỵ nước. Nước không thấm hút nhưng sẽ hút dầu dễ dàng, đưa ra ngoài và thu hồi được dầu. Quan trọng hơn là sau 1 thời gian sử dụng có thể phân hủy sinh học.”
Có thể nói, việc sử dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp, trong đó có vỏ sầu riêng, đang là hướng đi mới giúp phát triển khoa học và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn./.
Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.
Ngọc Hà
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM