Cách xây dựng cấu trúc Microsevices hiệu quả cho phần mềm

Microservices là một giải pháp sáng tạo để cung cấp phần mềm một cách nhanh chóng đồng thời giảm thiểu rủi ro, dễ dàng xây dựng, kiểm tra và cập nhật, tránh làm gián đoạn ứng dụng tổng thể.

Ảnh: Wipro Digital

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết rằng theo cách xây dựng ứng dụng nguyên khối truyền thống, ứng dụng càng lớn thì càng khó triển khai các tính năng mới và thực hiện các thay đổi hoặc cải tiến. Chuyển sang kiến trúc microservice là một giải pháp sáng tạo để cung cấp một hiệu suất cao đồng thời giảm thiểu rủi ro.

Với microservices, thay vì mọi thứ được tích hợp vào một ứng dụng, tất cả các dịch vụ được chia nhỏ thành những phần nhỏ, khoa học nhất có thể. Chúng được giữ độc lập với nhau, có nghĩa là mỗi quy trình hoặc microservices có thể được xây dựng, thử nghiệm, triển khai và cập nhật trên ứng dụng gốc mà không làm gián đoạn tổng thể.

Tuy nhiên để tạo ra một khuôn khổ thích hợp vẫn còn là một vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc áp dụng và tiếp cận cấu trúc microservices.

Tại sao nên sử dụng Microservices?

Khi các công ty tìm cách nhanh chóng đáp ứng các thay đổi liên tục của thị trường, sử dụng cấu trúc Microservices có thể đem đến cho họ nhiều lợi ích lớn:

Sự nhanh nhạy trong kinh doanh. Thực hiện thay đổi đối với các ứng dụng cũ sẽ có rủi ro cao kèm theo, vì việc thay đổi một quy trình có thể tác động tiêu cực đến dịch vụ tổng thể. Ngược lại, với cấu trúc microservices, các ứng dụng được kết nối với nhau một cách linh hoạt hơn, các bản cập nhật có thể được thực hiện độc lập với phần còn lại của ứng dụng. Điều này dẫn đến việc phát triển ứng dụng và triển khai phiên bản mới dễ dàng, nhanh hơn. Các công ty có thể cung cấp chức năng mới bắt kịp xu hướng luôn thay đổi của thị trường.

Khả năng thực thi các phương pháp bảo mật – Trong microservices, khả năng truy cập và bảo mật nhất quán cho mỗi dịch vụ nhánh là đặc biệt quan trọng, song cũng rất dễ để áp dụng những phương pháp bảo mật mới. Các microservice riêng lẻ dễ dàng bảo vệ hơn bằng cách quét và áp dụng lưới dịch vụ cho toàn bộ ứng dụng. Với Microservices, doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng cũng như nâng cao hiệu quả các phương pháp bảo mật.

Khả năng mở rộng – Với sự linh hoạt giữa các kết nối của cấu trúc Microservices, nó cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô và thu nhỏ tùy theo nhu cầu của họ, giúp tiết kiệm tiền và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Cải thiện hiệu suất ứng dụng – Khi gặp các vấn đề phát sinh, một phần nhỏ của ứng dụng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thay vì toàn bộ. Các dịch vụ riêng lẻ dễ dàng khắc phục sự cố hơn, giúp khôi phục dịch vụ nhanh hơn như bình thường. Điều này mang lại hiệu suất tốt hơn và trải nghiệm người dùng tốt hơn bằng cách loại bỏ hoặc giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.

Tính đơn giản và nhất quán – Khi doanh nghiệp tự động hóa và mở rộng quy mô, mô hình microservices rất dễ quản lý, dàng sao chép hoặc gỡ bỏ. Điều này có nghĩa mô hình microservices sở hữu cách tiếp cận nhất quán để mở rộng quy mô, điều phối và quản lý một ứng dụng.

Sử dụng một khuôn khổ hiệu quá để thúc đẩy việc áp dụng Microservices

Nhận thức được những lợi ích này, doanh nghiệp cần có giải pháp để triển khai hiệu quả cách tiếp cận mới của mình. Bản thân microservices không phải là giải pháp; chúng là các chức năng hoặc dịch vụ riêng lẻ cho một ứng dụng tổng thế. Đó là giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép các microservices tương tác với ứng dụng. Do đó, việc xây dựng một khuôn khổ hiệu quả là cần thiết để thúc đẩy một quy trình trơn tru cho phép mỗi dịch vụ được áp dụng nhanh chóng và hiệu quả

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận để xây dựng một API, nhưng đối với các Microservices, trọng tâm phải là xây dựng các REST API. Rest API là một ứng dụng được dùng để chuyển đổi cấu trúc của dữ liệu có những phương thức giúp kết nối với các thư viện và ứng dụng khác nhau. Nhìn chung, đây là một mô hình kiến trúc hiệu quả để tạo ra các dịch vụ web có nhiều lợi ích.

Đầu tiên, cấu trúc REST API rất linh hoạt. Chúng có thể xử lý nhiều loại yêu cầu và gửi dữ liệu ở nhiều định dạng khác nhau. Chúng được thiết kế để giao tiếp giữa hai phần mềm bất kỳ, bất kể kích thước hoặc định dạng nào. Khi một ứng dụng web phát triển và thêm nhiều lượng truy cập hơn, REST API cũng có thể nhanh chóng xử lý số lượng ngày càng tăng và nhiều loại yêu cầu khác nhau. API REST kết hợp các công nghệ web hiện có, làm cho chúng tương đối dễ dàng để xây dựng và sử dụng.

Nhìn chung, việc áp dụng cấu trúc API REST cho Microservices là một giải pháp sáng tạo để cung cấp phần mềm một hiệu suất tốt đồng thời giảm thiểu rủi ro, dễ dàng xây dựng, kiểm tra và cập nhật tránh làm giái đoạn ứng dụng tổng thể.

Sử dụng ngôn ngữ phát triển phù hợp

Chọn một ngôn ngữ phát triển cũng là một nhân tố quan trọng tương tự như cấu trúc ứng dụng. JavaScript là ngôn ngữ mặc định hiện tại cho các ứng dụng front- và backend. Các ngôn ngữ dựa trên JavaScript dễ dàng được các nhà phát triển áp dụng vì cấu trúc tương tự nhau. Trong những năm gần đây, Node.js đã trở thành một công nghệ phổ biến cho các ứng dụng phụ trợ Microservices. Sử dụng công nghệ này cũng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng cấu trúc Microservices hơn.

Theo Wipro Digital

Tiến Dũng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM